Ngành Hàng không VN trong Cách mạng 4.0

Hội thảo Ngành hàng không VN với Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra ngày 12/9

Hội thảo Ngành hàng không Việt Nam trong Cách mạng Công nghiệp 4.0

Sáng ngày 12/9/2019, Cục Hàng không Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Ngành Hàng không Việt Nam với Cách mạng Công nghiệp 4.0". Tham dự hội thảo có đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh lĩnh vực hàng không tham dự. Hội thảo này do Đại học Mỹ tại Việt Nam tài trợ.

Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức cho ngành hàng không

Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và sẽ đem đến cho ngành Hàng không Dân dụng toàn cầu những làn gió mới qua việc mang lại cho hành khách những trải nghiệm thú vị trên các chuyến bay. Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo đánh giá, Việt Nam sẽ sớm trở thành thị trường hàng không trong top đầu thế giới.

Ts. Trần Quang Châu, Chủ tịch Hội Khoa học và Công Nghệ Hàng không Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các chuyên gia cho rằng Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực hoạt động bay đưa lại nhiều cơ hội thuận lợi, tuy nhiên cũng đòi hỏi nhiều thách thức như: lực lượng lao động phải được huấn luyện sâu, rộng về kỹ thuật công nghệ; đội ngũ quản lý phải thực sự là những chuyên gia của nhiều hệ thống, kể cả dưới mặt đất cũng như trên tàu bay. Việc đầu tư sớm, kịp thời hạ tầng tiên tiến và đảm bảo khai thác được một cách hiệu quả, tận dụng được nhiều lợi ích mà Cách mạng Công nghiệp 4.0 đem lại sẽ là một thách thức không hề nhỏ.

Ts. Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ts. Dương Mạnh Cường (Trường AUV) và Ts. Trần Quang Châu, Chủ tịch Hội Khoa học và Công Nghệ Hàng không Việt Nam tại Hội thảo

Qua thảo luận, một số giải pháp được đưa ra cho sự phát triển của ngành Hàng không Việt Nam trong Cách mạng 4.0:

  1. Ngành hàng không cũng như các tập đoàn, tổng công ty hàng không cần tăng cường đào tạo, huấn luyện về các hệ thống thuộc Cách mạng 4.0 cho đội ngũ quản lý và lực lượng lao động chuyên ngành hoạt động bay.
  2. Ngành Hàng không Dân dụng cần có một cơ quan nghiên cứu phát triển (nhất là nghiên cứu ứng dụng), để có thể đạt được một mức độ tự chủ nhất định trong lĩnh vực này.
  3. Cần có sự cho phép của Chính phủ bằng văn bản quy định về hệ thống dẫn đường dựa vào tính năng trên tàu bay đảm bảo tính pháp lý cao hơn, để các cơ quan quản lý/bảo vệ tần số Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an có căn cứ thực hiện việc bảo vệ tần số GPS, đảm bảo an ninh tín hiệu GPS trong vùng trời Việt Nam.

cách mạng 4.0 trong lĩnh vực đào tạo hàng không đối với trường đại học mỹ tại việt nam (auv)

Được thành lập năm 2015, tọa lạc tại TP. Đà Nẵng, AUV là trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên được thành lập ở Việt Nam với 100% vốn đầu tư nước ngoài. AUV cung cấp cho sinh viên Việt Nam một nền giáo dục chuẩn Mỹ trong mọi ngành nghề như Quản trị Du lịch Khách sạn, Truyền thông Đa phương tiện...

Khuôn viên trường Đại học Mỹ tại Việt Nam tọa lạc ở thành phố Đà Nẵng

Riêng đối với ngành Hàng không, AUV xác định rõ thế mạnh của mình trong việc liên kết với những đối tác lớn về hàng không, và các tổ chức giáo dục đặc biệt nhiều năm kinh nghiệm trong việc đào tạo nhân lực phục vụ ngành hàng không, tạo thành một hệ thống giáo dục liên minh khép kín và bài bản. 

Thành công của AUV không chỉ là tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp, khả năng tìm kiếm việc làm tốt, mà còn là sự phát triển bền vững và lâu dài của mỗi học viên, xác nhận đam mê cá nhân, hình thành năng lực thích nghi, đổi mới và sáng tạo suốt đời của sinh viên.

LATEST NEWS
MAY YOU LIKE IT
BEST IN TRAVELLIVE