Tộc người sống du mục hơn 2.000 năm

Tộc người Kazakh vẫn duy trì lối sống du mục truyền thống tại Mông Cổ

Tộc người sống du mục hơn 2.000 năm trên thảo nguyên Mông Cổ

Giữa điều kiện khắc nghiệt, tộc người Kazakh vẫn duy trì lối sống du mục truyền thống, bất chấp sự biến đổi của thời gian và không gian.

"Những con ngựa tốt và những chú chim ưng sắc bén chính là đôi cánh của người Kazakh". 

Người Kazakhstan là hậu duệ của các nhóm bản địa Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Ấn Độ và người Hun, những người cư trú trên lãnh thổ giữa Siberia và Biển Đen. Họ là một dân tộc bán du mục và đã lang thang trên những ngọn núi và thung lũng phía tây Mông Cổ với đàn gia súc từ thế kỷ 19. 

Nghệ thuật săn bắn đại bàng cổ xưa là một trong nhiều truyền thống và kỹ năng mà người Kazakhstan đã nắm giữ trong nhiều thập kỷ qua. Họ dựa vào gia tộc và bầy đàn của họ, tin vào các giáo phái của bầu trời, tổ tiên, lửa và các thế lực siêu nhiên của những linh hồn thiện - ác.

Hãy cùng theo dõi những hình ảnh ấn tượng mà nhiếp ảnh gia Jimmy Nelson đã ghi lại được trong chuyến hành trình khám phá Mông Cổ và cuộc gặp gỡ với những người Kazakh độc đáo!

Nằm cách thủ đô Ulaanbaatar khoảng 1.600 km, miền đất này còn giữ nhiều nét nguyên sơ.
Chân dung những "chiến binh" của Kazakh
Giống như những “thợ săn chim ưng” ở Trung Á, người Kazakh sử dụng đại bàng để đi săn.
Một người Kazakh trong trang phục truyền thống đặc trưng
Đại bàng - linh vật của vùng thảo nguyên rộng lớn
Đại bàng và các chủ nhân trong một cuộc đi sắn trên đỉnh núi
Đại bàng sẽ cùng chủ nhân băng qua vùng đất Altai rộng lớn và leo lên những đỉnh núi có tầm nhìn thuận lợi nhất. Lên tới đỉnh núi, người thợ săn sẽ tháo bịt mắng cho đại bàng và làm xáo trộn sự yên bình của những ngọn núi.
Khoảnh khắc chủ nhân tháo bịt mắt cho chú đại bàng, ánh mắt chúng ánh lên sự sắc bén, nhanh chóng tìm kiếm mục tiêu.
Những người thợ săn cùng chim ưng băng qua vùng theo nguyên núi non trập trùng
Đặc trưng địa lý của Bayan Olgii đã lưu giữ văn hóa truyền thống của người Kazakh trong hơn hai nghìn năm.
LATEST NEWS
MAY YOU LIKE IT
BEST IN TRAVELLIVE