Nhà Ông Trần

Nhà Ông Trần là một công tình kiến trúc cổ và di sản văn hóa độc đáo, biểu tượng tinh thần tương ái cộng đồng của những người khai hoang, lập ấp tại Long Sơn, Vũng Tàu.

Nhà Ông Trần

Nhà Ông Trần là một công tình kiến trúc cổ và di sản văn hóa độc đáo, biểu tượng tinh thần tương ái cộng đồng của những người khai hoang, lập ấp tại Long Sơn, Vũng Tàu.

Năm 1890, Ông Trần (tên thật Lê Văn Mưu, quê Hà Tiên) đưa gia quyến và những người cùng chí hướng lên một con tàu thô sơ vượt biển tới đảo Long Sơn khai hoang, lập ấp. Sau nhiều năm, vùng đất mới ngày càng trù phú, dân ở các vùng theo về sinh sống, làm ăn đông đúc. Năm 1910, ông Trần xây dựng nhà Lớn, công trình hoàn thành năm 1928, là nơi thờ cúng, sinh hoạt cộng đồng, chỗ cư ngụ tạm cho lưu dân mới đến lập nghiệp và nơi ông Trần giảng đạo.
 
 
Nhà Lớn Long Sơn gồm nhiều khu nhà theo kiến trúc đình Việt Nam nhưng bố cục và cách sắp xếp ngẫu nhiên. Việc chăm nom, thờ cúng và duy trì giáo lý do ông Trần đặt ra đến nay vẫn được con cháu trong gia tộc và dân địa phương nghiêm cẩn thực hiện.
 
 
Nhà Lớn là một điểm đến hút thú vị với du khách bởi không gian kiến trúc, nét văn hóa cộng đồng độc đáo và nhiều cổ vật độc còn được lưu giữ nguyên vẹn.
 
Tranh kính nghệ thuật tại Nhà Lớn Long Sơn
 
Hậu nhân gia tộc ông Trần
 
Chiếc quan tài được những người theo đạo ông Trần sử dụng chung đưa người chết đi mai táng với hàm ý “sống đồng tịch, đồng sàng, chết cùng quan cùng quách”. Việc chôn cất theo tục đạo ông Trần hết sức đơn giản, không ăn uống linh đình, không nhận phúng viếng
Bài: Lê Minh Phượng | Ảnh: Lê Bích

 

LATEST NEWS
MAY YOU LIKE IT
BEST IN TRAVELLIVE